Hướng dẫn phương pháp phòng chống thiên địch chim yến

Yếu tố an toàn luôn là điều kiện quyết duy trì cho chim yến ở lại nhà. Hiểu được tập tính chim yến sẽ giúp các bạn nuôi yến thành công. Thiên địch chim yến là những đối tượng nào? Cách phòng chống bằng các giải pháp nào? Tất cả mọi vấn đề bạn đang tìm hiểu để chống kẻ thù của chim yến sẽ được chúng tôi giải đáp ở dưới đây

Thiendichchimyen

7 Thiên địch chim yến và phương pháp phòng chống phổ biến

1) Chuột

Chuột là động vật loài phá hoại. Chúng thích gặm nhắm tất cả các vật liệu như dây điện, các thiết bị khác dẫn đến hệ thống vận hành nhà yến bị lỗi. Ngoài ra, chúng là loài rất thích ăn trứng, tổ yến và quấy rối chim con. Hậu quả làm chim yến khó chịu không muốn ở lại đây

Chuot Nha Yen 1

👉 Phương pháp phòng chống : Xây nhà nuôi yến đảm bịt kín bằng vữa xi măng bảo được không có lỗ hỏng nào ở mọi ngóc ngách để chuột không vào nhà chim. Đóng cửa và cố gắng không để lại các dấu vết như giấy, gỗ, đồ vặt nhựa. Chuột rất thích dùng những thứ đó làm tổ trong nhà nuôi yến. Bên cạnh đó, các bạn dùng thuộc diệt chuột cùng phương pháp đặt bẫy ở góc phòng tránh xa nơi làm tổ của chim.

2) Dơi 

Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính thích quấy động, rất hôi. Với vị trí hay treo tư thế trên trần nhà như thế các chất bẩn có thể dính lên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn đó dính nhiều tạo ra mùi hôi khó chịu sẽ làm cho chim yến không thích làm tổ ở đó. Một số loài dơi lại muốn ăn chim và tổ yến.

Doi1

Có 2 loại dơi thường ở trong nhà yến: Loài dơi nhỏ sinh sản nhanh lấn chiếm chỗ làm tổ của yến và loại dơi lớn hơn sinh sản chậm hơn. Dơi luôn ra khỏi nhà để kiếm ăn vào lúc chiều tối. Trong khi đó chim yến về nhà nên sẽ cản đường chim bay của chim, nếu dơi phát triển thì chim sẽ bay đi ở chỗ khác. Đó là tình trạng một số hang yến ven biển miền trung nước ta.

👉 Phương pháp phòng chống : Đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, không để lại mùi dơi từ các vết bẩn này. Không bao giờ tròn bất kỳ một loại cây ăn quả nào gần nhà yến vì các loại cây ăn quả sẽ hấp dẫn dơi đến gần và chui vào nhà yến sinh sống. Nếu bạn thấy dơi lúc khảo sát có thể lập tức bắt ngay tiêu diệt hoặc để lâu rồi phóng sinh ở nơi khác xa nhà yến

3) Rắn mối, tắc kè

Hai loài động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến. Thậm chí tắc kè có thể còn ăn cả chim con. Chúng thường chui vào nhà qua các lỗ cửa ra vào, lỗ thông gió hoặc qua các nhánh cành cây gần nhà yến

Ảnh tắc kẻ rắn thằn lằn đang là thiên địch của chim yến

Ảnh internet : Rắn tắc kè thằn lằn

👉 Phương pháp phòng chống : Đóng sát các đà tổ gỗ, xây dựng đà thanh lam bê tông bám sát vào sàn nhà để hạn chế sự leo trèo của rắn. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng phải bít lại. Người ta còn dùng các loại dây gai kim, loại có ngạnh phủ quanh lỗ ra vào để ngăn chúng vào nhà yến. Phát hoang bụi rậm, chặt bớt các cành cây xung quanh cách nhà yến 2m. Trồng cây xã, sắn dây, v.v..  hoặc hóa chất không có hại môi trường để xua đuổi và đặt bẫy xung quanh nhà yến giúp loài thiên địch chim yến này tiếp cận.

4) Chim cú mèo, chim cắt săn mồi

Bọn này rất thích ăn chim. Chim yến con đang tập bay dễ làm mồi cho loại thú ăn thịt này. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, xua đuổi hoặc tiêu diệt chúng thì chim sẽ dần bỏ nhà đi không dám ở vì kẻ thù này thường hay lẵng vãng quanh nhà săn bắt chim.

Cat36

👉 Phương pháp phòng chống : Sử dụng các loại đèn sáng xua đuổi chim cú vào ban đêm.  Bắt chúng bằng các loại bẫy chim săn mồi phổ biến như bẫy kẹp, bẫy thòng lọng rút v.v… để những nơi chúng hay đậu săn mồi

5) Gián

Sự dơ bản, ẩm ướt trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sôi phát triển. Nếu số lượng gián nhiều sẽ làm rối loạn đàn yến khi chúng ấp chứng. Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác, các chất bẩn tích tụ và mùi hôi của gián làm cho yến không còn có vị tính tế của yến. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng theo đó mà giảm sút không thể bán được trên thị trường.

Gian3

👉 Phương pháp phòng chống : Vệ sinh làm sạch xung quanh nhà nuôi yến thường xuyên. Sử dụng các loại thuốc phun diệt gián không gây hại cho yến. Vứt bỏ mọi vật dụng không cần thiết lẫn bịt kín các chỗ có khe hỡ để chúng làm chúng chui vào làm nơi sinh sản

6) Kiến, rận rệp, mạt, nhện, bọ chét

Các loài này không khác gì gián mấy. Có điều chúng gây nhiễu, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đốt, hút máu chim yến. Có đôi khi ăn luôn cả chim non chết. Nhất là kiến có nhiều trong nhà. Vấn đề này thường phát sinh ở các nhà yến không chịu dọn dẹp phân, vệ sinh nhà yến cho sạch hay không theo dõi định kỳ các ký sinh trùng ở các tổ yến.

👉 Phương pháp phòng chống : Luôn vệ sinh phân, xác chim yến con đã chết theo định kỳ. Nếu phát hiện các loài kiến, mạt, nhện, rận rệp, bọ chét …. thì các bạn ngay lập tức xử lý bằng các thuốc diệt côn trùng không có hại cho yến cũng như hạn chế mùi khó chịu trong quá trình xử lý dẫn đến yến bỏ đi.

7) Trộm và hoạt động con người

Ngoài việc thất thu về sản lượng tổ yến từ trộm. Nếu một nhà yến thường bị kẻ trộm vào nhà ban đêm sẽ làm cho chim lo lắng, một số con sẽ bay đi chỗ khác làm tổ và không về nữa. Kết quả là số lượng đàn chim bị giảm sút nghiêm trọng. Tương tự, việc khai thác tổ không có khoa học hay ra vào nhà yến thường xuyên không có kế hoạch của con người cũng sẽ làm chim yến bỏ đi.

Yentac

Ảnh cận cảnh yến tặc trộm hoành hoành được báo chí đăng tải

👉 Phương pháp phòng chống : Dùng công nghệ gắn camera quan sát thường xuyên 24/24 và gắn thêm các chuông báo động nhắn đến chủ nhà yến từ xa khi có sự xâm nhập bất hợp pháp. Xây hàng rào, cửa nhà phải chắc chắn hạn chế sự tiếp xúc bên ngoài của con người vào nhà nuôi yến. Lên kế hoạch vận hành có khoa học khi ra vào nhà yến để theo dõi, vệ sinh, thu hoạch tổ yến

Ở trên là một số loài thiên địch chim yến phổ biến mà chủ nhà nuôi yến phải biết để phòng chống hiệu quả hơn. Nếu các bạn phát hiện thêm các kẻ thù khác của chim yến có thể bình luận tương ứng giải pháp phòng chống nhé.

Bài được tổng hợp từ Sách chim yến Nguyễn Khoa Diệu Thu, các chuyên gia nuôi yến và của chính tác giả viết. Rất mong được mọi người đóng góp để hoàn thiện kiến thức trên cho đúng hơn

Tham khảo thêm vài tài liệu từ những nguồn trong website 

KIẾN THỨC NHÀ YẾN

Long KEO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Youtube Hưng Gọi Yến và PimiraYoutube
Zalo Nghề Gọi YếnNhóm nhà yến
zalo người có tâm yến có tầmNhóm sơ chế