Giới thiệu bài nghiên cứu yến huyết thứ 2
Dưới đây Hưng xin công bố bài nghiên cứu khoa học chính thống từ năm 2014 của nhóm các nhà khoa học Meei Chien Quek, Nyuk Ling Chin, Yus Aniza Yusof, Sheau Wei Tan, Chung Lim Law. Tên bài nghiên cứu khoa học “Preliminary Nitrite, Nitrate and Colour Analysis of Malaysian Edible Bird’s Nest” được đăng trên tạp chí khoa học nổi tiếng nhất thế giới Science Direct. BẬT MÍ THÂM CUNG BÍ SỬ TỔ YẾN HUYẾT!!!
Hình: “Tổ yến càng đậm màu càng bị nhiễm nitrite nặng”
Kết luận của bài nghiên cứu này:
- Tổ yến khi bị nhiễm nitrite thì sẽ đổi màu dần từ màu trắng sang vàng lạt --> vàng đậm dần --> cam --> tới đỏ nhạt --> và nhiễm độc nitrite nặng nhất là màu đỏ đậm
- Tổ yến đảo bị nhiễm độc nitrite cao hơn tổ yến nhà. điều này cũng dễ hiểu, vì ở đảo điều kiện vệ sinh phân chim yến khó khăn hơn, các ngóc ngách tích tụ hơi nitrite trong phân khó thông gió để đẩy hơi độc đó ra ngoài hơn.
- Các phát hiện trong bài nghiên cứu này đề xuất việc sử dụng màu sắc tổ yến có thể được sử dụng để làm thước đo xác định mức độ nhiễm độc nitrite trong tổ yến
Xem thêm: “Nguyên lý hóa đỏ của tổ yến – yến huyết hóa đỏ như thế nào? (nghiên cứu khoa học)”
Nitrite nitrate là một trong những độc tố có hại cho sức khỏe con người, theo nghị định 13 của chính phủ hàm lượng nitrite trong tổ yến chỉ cho phép tố đa 30mgr/kg. Tuy nhiên, các loại tổ yến màu đó mà ta thường gọi là yến huyết thần thánh có hàm lượng nitrite cao gấp 100 lần cho phép là bình thường.