Ký hợp đồng nhà yến – lý do nhà yến thất bại

Hợp đồng tư vấn gọi yến

Trong thời gian tôi đi trải nghiệm với nghề gọi Yến, Hưng có duyên gặp được rất nhiều người thành công cũng như thất bại trong nghề này. Mà người thất bại thì nhiều vô kể, nhưng hầu hết họ đều “ngậm bồ hòn làm ngọt” không dám nói ra. Chỉ khi gặp Mình họ mới thổ lộ và mong muốn mình có thể giúp gì được cho họ để họ cải tạo lại ngôi nhà yến.

Tất nhiên khi một căn nhà Yến thất bại, nó có vô vàn lý do. Ví dụ:

  • Lỗ ra/hướng bay vào chưa chuẩn
  • Lắp đặt thiết bị thiếu khoa học
  • Đà tổ làm sai cách….

Và thật ngạc nhiên khi có tới 80% những căn nhà yến thất bại với cùng một lý do gần giống nhau. Đó là:

Ký hợp đồng sai cách với bên tự nhận là tư vấn nhà yến.

Ký hợp đồng tư vấn gọi Yến – lý do nhà yến thất bại

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà yến

Bài liên quan: Các yếu tố quyết định một ngôi nhà gọi yến thành công

Tại sao ký hợp đồng sai cách lại dẫn tới 80% căn nhà yến thất bại?

Chúng ta đều biết rằng hợp đồng chính là bước đầu tiên để hai bên nói lên cam kết của mình:

  • Làm gì? làm như thế nào?
  • Quyền lợi nhận được là gì?
  • Và hậu quả nếu không giữ đúng hợp đồng?

Từ đó chúng ta thấy hợp đồng nhà yến đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công của nhà yến. Và để hiểu sâu hơn, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, Hưng ghi nhận những lỗ hổng lớn trong việc ký hợp đồng, và các nhà đầu tư cần xem xét.

Cân nhắc: Nếu nói bỏ ra 10 phút để nghiên cứu những thông tin Hưng phân tích ở dưới và cùng phản biện thì có vẻ như hơi mất thời gian.  Nhưng nếu 10 phút tiếp theo có thể giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Chỉ đơn giản từ việc “Ký hợp đồng gọi yến Win-Win” thì sẽ như thế nào?

Phân tích lý do dẫn đến ký hợp đồng tư vấn gọi yến thất bại từ kinh nghiệm thực tế của Hưng:

Người tư vấn và nhà đầu tư gọi yến không cùng động cơ

Ký hợp đồng tư vấn gọi Yến – lý do nhà yến thất bại

Cái tôi thấy trên thị trường hiện nay chỉ ký hợp đồng theo m2 xây dựng. Giá dao động từ 800-1.5tr/m2. Bên cạnh đó người tư vấn sẽ là người thi công xây dựng và cung cấp trang thiết bị nhà yến luôn. Thế thì động cơ của người tư vấn là gì, đó là:

  • Kiếm lời dựa vào công xây dựng
  • Và bán trang thiết bị.

Động cơ của người đầu tư nhà yến là gì?

  • Đó là hiệu quả tăng đàn yến để sau này có thể khai thác hiệu quả tổ Yến bán kiếm lời.

Vậy thì hai động cơ này cho thấy người tư vấn và người cần được tư vấn không đi chung chí hướng, thế thì 80% đã thất bại ngay từ khi ký hợp đồng với nhau rồi. 20 % thành công còn lại có thể là hên xui.

Bạn có thật sự muốn bỏ vài tỉ mà chỉ căn cứ vào 20% hên xui còn 80% thất bại? Nếu là nhà đầu tư thông minh, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời

Động cơ của người tư vấn gọi yến

Khi động cơ kiếm tiền của bên tư vấn gọi yến là thi công và vật tư thì họ sẽ có những hành vi trục lợi mà người chủ đầu tư không thể biết và ngăn cản. Tôi xin ví dụ một số trường hợp tôi đã từng gặp

  1. Cắt giảm vật tư xây dựng, giảm chất lượng vật tư xây dựng. Cái này gia chủ có thể giảm rủi ro nếu người đó đã rành về xây dựng
  2. Cắt giảm chất lượng trang thiết bị đầu tư cho nhà Yến. Có những người tôi đã từng gặp, sau khi bên tư vấn bàn giao nhà yến và thanh toán xong tất cả chi phí thì người tư vấn lặn mất tăm. Chỉ thời gian ngắn sau thiết bị bị hư, người chủ liên lạc thì số điện thoại luôn bận hoặc ngoài vùng phủ sóng
  3. Thi công đà tổ bằng gỗ kém chất lượng và sai quy tắc
  4. Người tư vấn cố tình làm sai thiết kế thô của nhà. Sau này người chủ nhà mới phát hiện ra người tư vấn cho ông ấy có căn nhà Yến nằm cách nhà ông ấy chỉ 1km mà thôi. Vậy thì đâu có lý do gì người tư vấn kia phải giúp ông chủ này thành công được phải không ạ.

Cùng động cơ trách nhiệm sẽ cao

Các bạn ơi, chúng ta thường thấy người khác thành công mà muốn họ giúp mình được như thế với một cách rất u mê. Ý tôi là họ thành công không có nghĩa họ sẽ có ý thức giúp bạn thành công như họ kể cả khi bạn đưa họ tiền nhiều bao nhiêu.

Chỉ khi nào họ phải chịu trách nhiệm với bạn bằng pháp lý nếu sau khi nhận tiền mà ko giúp bạn thành công thì họ mới có động lực mạnh mẽ làm mọi cách giúp căn nhà yến bạn ngày càng tốt hơn thôi.

Ký hợp đồng tư vấn gọi yến thành công

Như vậy để có một hợp đồng Win-Win đều căn bản đầu tiên là: “Chủ đầu tư và người tư vấn phải có cùng động cơ, hoặc ràng buộc về mặt lợi ích”

Để đạt được điều đó một số lưu ý khi ký hợp đồng cần cân nhắc như:

  • Ràng buộc trách nhiệm: Người ta vấn chỉ nhận tiền khi dự án đã thành công
  • Tách bạch người tư vấn và người bán thiết bị: Nếu là một thì động cơ người tư vấn như Hưng đã phân tích ở trên
  • Không quá phụ thuộc vào người tư vấn: một nhà yến nếu thành công có thể khai thác trong từ 20-40 năm, vậy nên ngoài việc “khoán” hết cho người tư vấn, thì chủ đầu tư cũng nên tự trang bị cho mình những kiến thức về gọi yến,  vận hành nhà yến… để giảm thiểu sự phụ thuộc.

Tin liên quan: Nghề gọi yến – Nên bắt đầu từ đâu

Hy vọng bài viết này mang lại giá trị cho những người đang manh nha thâm nhập nghề gọi Yến này. Hãy tỉnh táo trước mọi cám giỗ và thật thông minh khi ký hợp đồng tư vấn nhà yến. Mong rằng không còn bất cứ nhà Yến nào thất bại tại VN nữa. Nhìn sót của lắm thay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Youtube Hưng Gọi Yến và PimiraYoutube
Zalo Nghề Gọi YếnNhóm nhà yến
zalo người có tâm yến có tầmNhóm sơ chế