Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim yến và mô hình nhà nuôi yến nào phù hợp

Tưởng chừng nuôi chim yến là một việc khá thảnh thơi đơn giản dễ dàng, ai cũng có thể tham gia được. Kỳ thực, nghề nuôi yến vô cùng gian nan với số vốn đầu tư ban đầu lên đến tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn khá lâu nếu không nói là trong thời gian nuôi không chịu được lâu. Kết quả phá sản bản luôn nhà yến hoặc miếng đất đang sinh sống của chính mình.

Chia Se Nghe Nuoi Chim Yen 1

Có thể đây là một nghề VÀNG TRẮNG kiếm bạc tỷ bởi giá trị nó tạo ra. Đã không ít người thành tỷ phú với thu nhập từ 500 đến 600 triệu/tháng khắp các khu vực tỉnh Gia Lai, Daklak, Bình Dương, Long An, Bình Phước, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên, Quy Nhơn Bình Định, Long Thành Đồng Nai, v.v….

Bên cạnh đó, không ít người TRẮNG TAY. Bởi một lý do là chạy đua theo phong trào với những lời nói quảng cáo pr chiêu trò “Mật ngọt chết ruồi” có thể giàu nhanh chóng. Thế nhưng thực tế đầu tư vào ngành này hiệu quả, có nhiều tiền thôi là chưa đủ. Tỉ lệ thất bại càng ngày, càng cao vì tự phát không có kiến thức chọn lựa sai mô hình nhà nuôi yến, sai kỹ thuật vận hành.

Nói chung, yếu tố nào một người bước chân vào nuôi yến hạn chế được rủi ro ? Mời bạn tham khảo thêm một số chia sẻ kinh nghiệm nuôi yến từ nhiều nguồn tôi thu thập từ sách vở, thực chiến và kể cả chuyên gia trong ngành :

👉 Tính toán tài chính nhà nuôi chim yến như thế nào ?

Đầu tư cái gì cũng vậy, am hiểu tài chính không phải là thừa. Lợi nhuận khi nuôi yến “không thu lời được nhanh” như mọi người nghĩ. Chi phí xây dựng cho phần thô, thiết bị, thi công có giá dao động từ 3,5 đến 5 triệu đồng/m2 sàn (Năm 2020 và 2021). Nhìn vào chi phí này sẽ thấy 1 nhà yến 3 tầng trên diện tích đất 100 m2 sẽ có giá tầm 800 triệu đến 1,6 tỷ đồng tuỳ khu vực. Chi phí này chưa tính bao gồm giá trị tài sản miếng đất lẫn chi phí vận hành hàng năm để trả nhân công, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị máy móc cũng như toàn bộ phần nhà khi có hư hỏng sự cố xảy ra.

Bài toán tài chính này còn chưa kể đến là sử dụng vốn vay để nuôi yến. Nhiều nhà đầu tư thiếu tỉnh táo hay nói khác hơn là thiếu kinh nghiệm tính toán tài chính. Cứ suy nghĩ giản đơn tôi đầu tư xây nhà nuôi chim yến 1,3 đến 1,5 tỷ thì sau 5 đến 10 năm là thu hồi được vốn lẫn lãi. Điều này khá là sai lầm khi chưa tính bài toán trả lãi vay.

Không tin, mọi người có thể xem bảng dưới sẽ thấy con số phải trả lớn cỡ nào sau khi vay 10 năm với lãi suất ngân hàng 10,5%

Vay Tai Chinh Xay Nha Nuoi Yen 1

Bảng số liệu chi tiết vay nuôi yến trong 10 năm – Nguồn danchoioto

Nhìn vào số liệu trên, chắc người nuôi yến mới bắt đầu sẽ thấy kinh khủng thật sự nhỉ. Thật lòng để tôi nói thật, nghề nuôi hiện tại rủi ro khá cao nếu không có tính bền bỉ, suy xét thận trọng sử dụng nguồn vốn có sẵn sẽ có khả năng thất bại cao.

Thật tâm để tôi nói, tôi luôn khuyên các bà con nông dân hạn chế đầu tư bằng vốn vay nếu kiến thức nuôi yến lẫn tại chính hạn hẹp. Vì tôi đã bao lần từng chứng kiến bà con từ chủ nhà yến thành mất nhà. Nặng hơn nữa, bà con bị vướng vào vòng lao lý, nợ nần chồng chất bán luôn mảnh đất vốn có của mình hoặc gia đình ly tán.

Dù gì đi chăng nữa, “Giấc mơ tiền tỷ” muốn có vẫn phải tính toán. Tiền là tiền của mình mà. Không ai muốn giấc mơ mình bị vỡ mộng cả. Nhà đầu tư nên xem qua Video phân tích tài chính nhà yến lẫn Download về để có thêm kiến thức. Tránh bị tiền mất oan uổng nhé

Mời bạn tham khảo thêm một số kiến thức :

TÀI CHÍNH NHÀ NUÔI YẾN 

 CHI PHÍ XÂY NHÀ NUÔI YẾN 

Download Hunggoiyen

Hotline liên hệ Download File EXCEL

Tài chính nhà yến miễn phi

👉 Trang bị đầy đủ kiến thức nghề nuôi yến

Suy cho cùng, nghề nào cũng vậy. Các bạn đều phải học để trang bị cho mình một kiến thức đầy đủ. Nghề nuôi yến cũng thế. Việc cần làm đầu tiên khi vào lĩnh vực này là bạn phải từ học nhiều nguồn khác nhau. Nguồn tiếp cận internet xuất phát là từ các kênh youtube, facebook, web, diễn đàn, sách online … cho người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, nếu bạn có duyên gặp các nhà tư vấn nuôi yến hoặc chuyên gia đầu ngành đi trước thì cố nắm bắt học hỏi nhé.

Các kiến thức cơ bản đã được đúc kết ngắn gọn dành cho người mới vào sẽ được chia sẻ tại đây :

a) Đặc tính chim yến

Chim yến là loài chim sống trên không nhiều nhất và có tính bầy đàn cao. Có lúc chim ăn mồi, ngủ và giao phối ngay cả lúc đang bay. Nắm bắt hành vi tập tính chim yến sẽ thấy được rõ rệt vì sao có 1 số nguyên nhân chim yến chỉ sống ở những vùng nhất định tại Việt Nam. Yến ăn gì, yến sống trong môi trường sinh cảnh nào, thiên địch của chim, chim yến có bệnh không, cách làm tổ và sinh sản ở đâu.

Chimyen3

Càng hiểu rõ bao nhiêu về loài chim này, bạn sẽ có cách xử lý khắc phục các vấn đề phát sinh khi chọn lựa vùng nuôi, xây dựng nhà cho chim yến làm tổ, dẫn dụ chim và cách khai thác thu hoạch tổ không làm chim phải bỏ đi.

b) Chọn vị trí thử chim và địa điểm xây nhà nuôi yến

Đầu tư nhà yến sẽ hạn chế thất bại ngay từ đầu nếu người đầu tư chịu khảo sát địa điểm muốn xây test thử có chim yến không. Quy trình này rất quan trọng sau bước tính toán tài chính. Hầu như mọi người bỏ qua phần này. Kết cuộc trái đắng thất bại tiền tỷ là có thể xảy ra. Đừng coi đây là “canh bạc tiền tỷ” mà không chịu khảo sát vị trí nuôi chim yến phù hợp có xây nhà không nhé.

Nhanuoiyenbinhphuocbentre12

Để biết vị trí có thích hợp nuôi yến không, các tiêu chí chung bạn cần phải biết :

+ Nơi xây dựng nhà yến phải có môi trường sinh cảnh được thiên nhiên ưu đãi là gần sông núi, ao hồ, đồng ruộng, có nhiều cây tầm thấp, có nhiều côn trùng, môi trường nhiệt độ phù hợp với đặc tính của yến.

+ Không nên chọn xây dựng nơi có môi trường ô nhiễm tiếng ồn, không khí, bụi bẩn từ các nhà máy xí nghiệp gần đó.

+ Địa điểm nhà yến phải là nơi có đường chim bay hoặc gần nguồn thức ăn

+ Chọn vị trí nuôi yến phải phù hợp với quy hoạch vùng nuôi và tuân thủ luật chăn nuối yến của nhà nước

+ Tránh chọn địa điểm nơi có sự cạnh tranh đàn quá nhiều từ các nhà yến hoặc nhà yến mình nằm ở trong rốn khu vực nuôi

Quy trình thử chim 

Chuẩn bị :

  • Loa
  • Amply
  • File Mp3, Wav có tiếng chim yến được chứa trong USB
  • Dây loa + dây nguồn
  • Nguồn điện để cấp
  • Các dây loa, dây nguồn để đấu nối
  • Nơi thử chim phải có chủ đầu tư lẫn chuyên gia kỹ thuật nuôi yến chuyên nghiệp

Thời gian thử :

Thời điểm thử tốt nhất là lúc chim ra kiếm ăn và tối trên về nhà. Giờ vàng sáng để thử 7h00 đến 10h00 hoặc chiều từ 16h00 đến 18h00. Nhưng khung giờ trên không phải nhất thiết phải tuân theo. Nếu có chim xung quanh khu vực đó thì kinh nghiệm cứ thử phát loa

Các bước thực hiện :

  • Bước 1 : Đấu nói dây, loa và nguồn điện. Sau đó cắm USB có tiếng chim yến dẫn đụ bầy đàn vào Amply. Chọn mức âm thanh tương ứng phát tầm xa trong vòng từ 15 phút đến 1 tiếng.
  • Bước 2 : Đánh giá số lượng chim xung quanh tập trung xung quanh vị trí vùng phát loa. Theo kinh nghiệm một số anh em trong ngành, kết quả nếu có 10 con trở lên là khu vực đó có thể nuôi được
  • Bước 3 : Xem xét xung quanh, số lượng chim khi phát loa cộng thêm các yếu tố khác. Chủ đầu tư và nhà tư vấn có buổi thảo luận rồi đưa đến quyết định xây dựng nhà nuôi yến không

Chọn mô hình nhà nuôi chim yến nào phù hợp ?

Tuỳ điều kiện khu vực, tài chính của từng chủ đầu tư mà quyết định mô hình nhà nuôi yến nào phù hợp. Xây dựng nhà nuôi yến phải đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật từ thi công cho đến thiết kế phải đồng nhất một mối. Khâu này mà sai sẽ rất khó sửa lại so với chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu một lần. Và đây, là một vài mô hình kèm các đà tổ đang sử dụng ở Việt Nam

Mohinhnhayen1

Mô hình nhà nuôi chim yến đang hiện hữu tồn tại :

  • Nhà nuôi yến bê tông kiên cố
  • Nhà yến tiền chế
  • Nhà yến cấp 4
  • Nhà yến lắp ghép
  • Nhà yến Container
  • Nhà yến 3D

Đà tổ yến cho nhà nuôi yến :

  • Đà bê tông truyền thống
  • Đà Pyramid (Đà 3 tầng bê tông hiện đại mới nhất – Bản quyền PIMIRA )
  • Đà Gỗ
  • Đà nhữa
  • Đà Đá
  • Đà Inox
  • ..

Nhà yến phải đảm bảo các yếu tố :

  • Âm
  • Ẩm
  • Sáng
  • Khí
  • Nhiệt
  • Mùi
  • An toàn

Câu hỏi sử dụng mô hình nhà yến nào, đà tổ nào cho chủ đầu tư ?

Thiết nghĩ câu hỏi này chỉ có chủ đầu tư xây nhà yến mới quyết định được. Theo kinh nghiệm chuyên gia tư vấn, phần lớn người mới bắt đầu nuôi luôn chọn mô hình nhà yến tiền chế, nhà yến cấp 4 để sử dụng nguồn lực có sẵn tài chính, nhà cửa và vật tư ở nơi đó để tiết kiệm chi phí giá thành. Nhược điểm của loại nhà nuôi yến này là tuổi thọ không cao, hiệu quả tăng đàn sau thời gian có mức hạn chế.

Riêng đà bê tông kiên cố sử dụng đà gỗ Meranti chất lượng cao hoặc đà Pyramid bê tông hiện đại làm đà tổ có giá thành tương đối cao. Ngược lại thì tuổi thọ của nhà này khá cao và khai thác được toàn bộ triệt để toàn bộ diện tích mặt đà làm tổ.

Video youtube phân tích nhà yến tiền chế và nhà yên kiên cố

Còn riêng tôi có nhiều năm kinh nghiệm nuôi yến, quý vị nên chọn nhà bê tông kèm đà PYRAMID bê tông làm đà tổ sẽ tiết kiệm được giá thành, độ bền tuổi thọ của cao, tận đụng tối đa diện tích mặt sàn làm tổ. Mời quý vị tham khảo qua bài

💥 Đà Pyramid bê tông đa tầng 💥

Thị trường đầu ra cho tổ yến

Giống như những lĩnh vực chăn nuôi khác. Câu chuyện muôn thởu là đầu tư rất lớn nhưng đầu ra lại mất giá hoặc giá bán ra không đúng như mọi người nghĩ trong thời điểm hiện tại. Khi bước chân vào ngành này, bạn phải nghĩ làm sao có nguồn tiêu thụ đầu ra đa dạng ngay từ lúc nuôi yến. Tránh phụ thuộc vào các thương lái giá rẻ thu mua. Đặc biệt, là thương lái trung quốc ép giá

Kinh nghiệm của những người đi trước, nếu bạn muốn giá yến sào được cao thì bạn nên tự bán cho người dùng cuối hoặc làm thương hiệu cho riêng mình ngay từ ban đầu. Trong quá trình nuôi, các bạn muốn có 1 lượng khách ổn định và tìm hiểu thị trường thì bạn nên bán tổ yến song song cho các đơn vị khác.

Riêng tôi nghĩ, muốn thị trường yến sào có giá cao. Mỗi người nuôi yến chúng ta nên liên kết ngồi lại với nhau. Đoàn kết xây dựng 1 thương hiệu yến sào chất lượng cao mang tính bền vững xuất khẩu đi khắp các quốc gia trên thế giới thông qua các tổ chức, hiệp hội yến sào Việt Nam

Nguồn LongKeo

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Youtube Hưng Gọi Yến và PimiraYoutube
Zalo Nghề Gọi YếnNhóm nhà yến
zalo người có tâm yến có tầmNhóm sơ chế