BPPhone – Tự hào hàng Việt hay Đè cho chết

Tôi là một người khởi nghiệp trên lĩnh vực yến sào và nuôi chim yến, tôi biết một doanh nghiệp nội còn non trẻ muốn phát triển được trước áp lực cạnh tranh kinh khủng từ đàn cá mập ngoại quốc thì phải tận dụng sự ủng hộ của người trong nước mình. Tuy nhiên, để tận dụng được nguồn lực sản có dồi dào này thì việc khai thác phải cực kì khéo léo và khoa học.

Kothee

Trước hết tôi hoàn toàn ủng hộ anh Quảng về chiến lược khơi dậy lòng tự hào dân tộc về một công ty công nghệ Việt Nam dám sản xuất smartphone mà còn ở dòng cao cấp nữa kìa. Đây là chiến lược thông minh. Lần đầu tiên anh Quảng ra mắt dòng đầu của Bphone với những lời nói mạnh bạo, những phát biểu thiếu khiêm tốn có vẻ gì đó dội “BOM” thì tôi vẫn tin vào sản phẩm của anh của BKAV. Với niềm tin người Việt chúng ta chắc chắn phải làm được gì đó chứ, chả lẻ cứ ngồi đáy giếng mãi và cùng nhau tự ti với nền kinh tế non kém của dân tộc mình. Tuy nhiên, có một số điểm ở chiến lược mà tôi cần rút ra bài học từ Bphone để thương hiệu của mình không mắc phải nếu sau này tôi muốn sử dụng sự ủng hộ của người Việt chúng ta.

1. Chiến lược biết mình ở đâu?

Tôi cảm thấy anh Quảng chưa thật sự chọn bước chiến lược ổn khi ra mắt Bphone 1, khi muốn so kè chất lượng với chính các dòng điện thoại cao cấp của Samsung, thậm chí là Iphone. Khi mà anh chưa hoàn toàn tạo được điểm nhấn nào chắc chắn ở sản phẩm của mình có thể so với những ông khổng lồ thì tốt nhất hãy chọn chiến lược nhận mình là người tí hon với mong muốn vượt khó vươn lên và mong muốn sự ủng hộ của mọi người. Thật nguy hiểm khi so sánh mình với những ông trùm công nghệ mà mình không hiểu giá trị cốt lõi của mình nằm ở đâu trên thị trường

2. Chiến lược xác định giá trị đặc trưng của Bphone là gì? Bphone có gì khác biệt?

Cái tôi nghe được từ a Quảng chỉ là những cái đang được nhai lại từ thương hiệu khác. Từ cách trình bày đến slide trình chiếu đến những thứ đi sâu vào sản phẩm. Tôi chưa tìm được một đặc điểm riêng nào trên Bphone rõ ràng nhất, mà người Việt mình phải tự hào, phải đi khoe với mọi người cả. Thế thì việc so sánh mình với những sản phẩm đã tạo được một nền tảng giá trị to lớn trong não khách hàng VN liệu có phải là bước đi thông minh của một chàng tí hon muốn vươn lên hay không.

3. Chiến lược kiểm soát truyền thông chưa rõ ?

Cái tôi hiểu từ các buổi ra mắt Bphone của anh Quảng là: “Bphone là sản phẩm chất lượng làm từ Việt Nam so với Iphone chúng tôi không thua và chúng tôi là chất nhất, tuyệt vời nhất và lấy giá ở dòng cao cấp là đương nhiên”. Nhưng theo tôi nếu Bphone chọn thông điệp khiêm nhường hơn và chọn dòng thấp or trung cấp là sẽ ổn: “Bphone là công ty Việt Nam lần đầu tiếp cận thị trường smartphone, chúng tôi biết chúng tôi còn non trẻ và nhiều sai sót nhưng với giá trung bình các bạn có thể ủng hộ để chúng ta cải thiện hơn và Bphone sẽ làm cho người VN chúng ta tự hào về Bphone, hãy tin chúng tôi”. Từ những câu từ thiếu sự tôn trọng đối thủ khổng lồ của anh Quảng đã có tác dụng ngược. Nào là Nhất, nào là tuyệt vời, nào là chưa bao giờ có… Chính từ thông điệp có phần hơi lố của Bphone nó làm cho người ta ghét, truyền thông ghét và khi đã ghét họ sẽ moi cho ra mọi khiếm khuyết chứng minh Bphone không thể so với Iphone hay Samsung.

Chúng ta không thể trách người Việt quay lưng với hàng Việt khi chính người chủ sản phẩm còn không biết sản phẩm của họ hơn đối thủ ở chỗ nào mà còn nói quá lên, nhiều người còn cho là “Nổ”. Ai chả muốn tự hào là người Việt Nam nhưng không ai muốn tự hào với một cái gì đó hư vô, không có thật. Niềm tự hào của người Việt thì luôn luôn còn đó, nó chực chờ được thắp sáng nhưng anh Quảng chưa làm được và làm có phần hơi phản khoa học thì hậu quả đến giờ theo tôi để sửa được sẽ vô cùng khó khăn. Để chính người Việt quay lại đì sản phẩm Bphone như muốn “Đè cho chết” thì a Quảng hãy tự vấn mình trước tiên, khách hàng Việt họ chỉ theo phản ứng tự vệ tự nhiên trước những điều có phần hơi quá.

Với tôi, tôi luôn luôn mong Bphone nói riêng và các công ty khác của VN thành công trong công cuộc mang sản phẩm VIệt ra khắp thế giới. Để chứng minh rằng người Việt mình có thể làm như họ. Và thương hiệu PIMIRA của tôi cũng sẽ có ngày cần nhờ người Việt góp gió nhưng bài học mà tôi rút ra cho bản thân mình qua chiến lược của Bphone anh Quảng là “khiêm tốn và biết mình là ai”.

Cohuu13

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân mong được sự chia sẻ góp ý của các anh chị lão làng trong group. Và đây cũng là bài viết đầu tiên của em nên có gì mọi người ném đá nhẹ tay.

Xin chân thành cám ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Youtube Hưng Gọi Yến và PimiraYoutube
Zalo Nghề Gọi YếnNhóm nhà yến
zalo người có tâm yến có tầmNhóm sơ chế