Trong một số năm qua, nghề nuôi yến rất phát triển tại Việt Nam. Mật độ xây nhà yến trên các địa bản xã, tỉnh, huyện, thành phố tăng đột biến do lợi nhuận ngành này khá cao. Mấy ai hiểu thời gian qua có bao nhiêu nhà yến thành công thì cũng có bấy nhiêu nhà yến thất bại. Thành công thi đề cập nhiều, còn nguyên nhân nhà yến thất bại thì ít ai nói đến hoặc né tránh đi làm nhiễu thông tin tính minh bạch rõ ràng từ nhà tư vấn.
Một câu hỏi được đặt ra mà Hưng luôn muốn tìm hiểu “Thế nào là nhà yến thất bại và các nguyên nhân do đâu dẫn đến điều đó”. Theo kinh nghiệm từ những thế hệ đi trước và quá trình nuôi yến bao nhiêu năm trong nghề gọi yến, Hưng sẽ trình bày chi tiết cụ thể một số vấn đề gặp phải mà đa phần các chủ đầu tư gặp phải
Trong quá trình phân tích, có một vài thông tin có thể đi không đúng với anh em một số tư vấn nhà nuôi yến và gây nên sự đối lập mâu thuẫn không đáng có. Thì mong anh em điềm đạm bình tĩnh xem xét. Chúng ta có thể thảo luận 1 cách khoa học có luận chứng đóng góp cho ngành yến nước nhà phát triển hơn. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của mình
Đa phần nhà nuôi yến thất bại hiện nay đến khi chủ đầu tư thiếu kiến thức hoặc cố gắng chạy theo phong trào tại nơi địa phương mình sinh sống. Mặt khác, sự kỳ vọng quá lớn đem lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn với tâm lý ăn nhanh cho nên họ sẽ chán nản không đợi lâu được cho đến khi thành công
Một số sai lầm cơ bản lúc đầu tư nuôi yến
- Sai lầm 1 : Tâm lý nóng vội kèm không hiểu về tài chính trước khi đầu tư vào lĩnh vực này
- Sai lầm 2 : Không hiểu về chim yến
- Sai lầm 3 : Thiếu kiến thức xây dựng nhà yến và dẫn dụ yến
Kiến thức nuôi yến từ trước đến giờ vẫn không là thừa nếu thật sự bạn muốn tìm hiểu sẽ hiểu hơn các nguyên nhân rõ ràng một số thất bại. Sau đây là bản chất vấn đề thất bại và nguyên nhân căn bản mà các chủ đầu tư thường hay gặp phải
Phân tích tài chính không kỹ lưỡng trước khi đầu tư
Thường là mọi người lấy cái ngưỡng số lượng tổ yến sau 1 năm là 20, 30, 50 tổ làm cái mốc xác định thất bại cho nhà yến. Thực ra, cái này chỉ thể hiện được phần ngọn thôi. Mọi người, phải hiểu rằng nhà 50 tổ sau 1 năm với nhà 100 tổ sau một năm chưa chắc nhà 50 tổ là công thành công bằng 100 tổ
Mà việc thành công của 1 dự án có ok hay không là phụ thuộc vào việc phân tích dòng tiền ngay từ khi bắt đầu để xác định ngưỡng huề vốn và người chủ đầu tư có chấp nhận ngưỡng này không để đầu tư rồi mới tham gia vào dự án.
Vai trò của nhà tư vấn nuôi yến sẽ thể hiện rõ ràng trong quá trình từ tư vấn, lên phương án khoa học cho việc nuôi yến, khả thi trong việc đầu tư thế nào
Cùng Hưng Xem Video đầu tư nhà yến để hiểu rõ vai trò tư vấn nhà yếu trong bước tìm hiểu dầu tư để tránh tình trạng thất bại cao
Tính toán tài chính hợp lý là một trong những bước cơ bản đầu tiên khi dấn thân vào nghề nuôi yến. Đa phần chủ đầu tư là các bà con nông dân không có kiến thức tài chính tính toán dòng tiền, cân đối ngân sách nguồn vốn sẵn có kèm với việc duy trì một dòng tiền ổn định hàng năm cho nhà nuôi yến. “Tâm lý nóng vội, muốn có thành quả ngay” kèm sự vay mượn để tham gia như một canh bạc cuộc đời gây ra hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống chính bản thân của họ.
Có nhiều nhà tư vấn xây nhà nuôi yến xuất phát từ xây dựng thiếu kiến thức nuôi yến bất chấp đưa người chủ đầu tư vào canh bạc may rủi để phục vụ cho lợi nhuận của họ. Hưng cảm thấy rất xót ra cho chủ đầu tư bỏ ra số tiền khá lớn như cho việc xây dựng, mua các thiết bị âm thanh, tạo mùi,…kể cả đầu tư một số thứ khác không cần thiết cho việc nuôi yến mà không hiệu quả.
Vdeo Youtube phân tích tài chính nhà yến miễn phí để hiểu rõ hơn các vấn đề chi phí, thời gian, lợi nhuận nuôi yến
Việc tính toán sai số liệu tài chính trước khi đầu tư sẽ làm cho quý vị có 1 nhà yến thất bại trong quá trình nuôi yến. Thấy điều đó, Hưng xin chia sẻ 1 File Excel tài chính nhà yến miễn phí cho quý vị cùng bà con để xem qua.
Xem thêm : TÀI CHÍNH NHÀ YẾN
Không nắm bắt đặc điểm, tập tính sinh học chim yến
Điều sai lầm là quý vị chủ chưa hiểu rõ về loài chim này mà nuôi yến thì rất khó. Chính vì kiến thức hạn hẹp sẽ tạo ra những sai lầm đáng tiếc khi chưa được đào tạo hoặc sự cố vấn của các chuyên gia trong ngành.
Vấn đề nắm bắt tưởng chừng rất dễ khi tìm hiểu online cùng các kiến thức trên mạng áp dụng vào thực tế. Mấu chốt các kiến thức đó đã được kiểm chứng chưa mà sử đã dụng như chim yến ăn gì, sinh sống ở môi trường nào, nhiệt độ bao nhiêu, ăn thức ăn gì, tập tính sinh sản chim yến. Do vậy, yến sẽ không ở lại hoặc rời đi nên thất bại là chuyện đương nhiên.
Kỹ thuật sai dẫn đến nhà yến thất bại
Nguyên nhà yến thất bại thứ 3 là chính do việc thiết kế xây dựng nhà nuôi yến không đúng theo yêu cầu kỹ thuật đề ra. Cho dù bạn chọn mô hình nhà yến nào đi nữa cũng phải hiểu rõ các yếu tố Âm, Ẩm, Khí, Mùi, Sáng, Nhiệt, An toàn
Do bài viết khá dài nên Hưng cũng xin chỉ tóm gọn trong vài dòng cơ bản các lỗi kỹ thuật làm cho nhà yến thất bại trong xây dựng, lắp đặt thiết bị thi công để dẫn dụ chim yến
1) An toàn
Yếu tố an toàn cho chim yến nếu không được lưu ý. Chim yến sẽ không làm tổ hoặc lúc đang làm tổ chim yến sẽ bỏ đi không bao giờ quay trở lại khiến nhà yến không thành công.
Vậy an toàn ở đây là gì ?
Tức con chim nó sẽ phải tìm nơi kín chỗ ở kín đáo, nhỏ hẹp nơi không có những thiên địch hãm vào nhà để hãm hại chim. Yếu tố này phải luôn được bảo đảm cho nhà yến tránh xa được các kẻ thù của nó. Sau đó, chủ nhà mới tính toán đến tiện nghi thoải mái cho yến xây tổ.
Tham khảo thêm đà bê tông đây để tăng năng suất làm tổ rút ngắn thời gian tài chính cho chủ đầu tư. Mặt khác, còn đem lại hiệu quả an toàn cho các tổ tránh nấm mốc, côn trùng sống trong các khe mà do đồ gỗ tạo ra
>> ĐÀ YẾN PYRAMID <<
2) Mùi
Mọi người cứ nghĩ rằng nuôi yến là phải có mùi. Cứ nhìn nhà yến thành công có phân của thế hệ đi trước rồi cộng thêm quảng cáo truyền thông cứ nói phải có mùi đặc trưng thì yến mới vào. Người nuôi yến cứ bắt trước làm theo mua dung dịch hàng loạt trên mạng rồi sục khí, sục mùi, phân yến trộn thêm Amoniac làm cho nhà yến rất thúi chim không dám ở luôn. Thật sự càng dùng nhiều chim càng lại đi.
Bản thân Hưng tư vấn nhà yến chưa bao giờ nói là dùng mùi yếu tố để dụ yến. Bản chất, chim yến rất sạch. Nếu các bạn chú ý 1 tí thì chim yến sống trên đảo không hề dơ tí nào. Nhà nuôi chim yến thành công hiện giờ cũng phải định kỳ quét dọn làm sạch phân yến tránh dơ bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng như kiến, gián, chuột … phát triển.
Lòng trăn trở của Hưng, mong anh em bán mùi hiểu rõ mà nên tư vấn cho cụ thể thích hợp khi sử dụng. Chứ mùi làm kiểu này vì cái nhỏ mà làm hại cả nhà yến đầu tư tiền tỷ thì thật là tội cho người nuôi
3) Ẩm
Căn bản của ẩm không ai bàn cãi. Chức năng của ẩm, giai đoạn nào của con yến thì dùng ẩm ít ai quan tâm. Yếu tố sai ngay đầu tiên là dùng độ ẩm trong giai đoạn đầu nhà yến chưa có chim nào. Giai đoạn đầu đối tượng gia chủ cần dụ là chim con chứ không phải chim bố mẹ. Không hiểu về tập tính chim con nên cứ dùng ẩm phun béc, phun con gà rất nhiều làm chim con không thể làm tổ vì thân ẩm chim con khác thân ẩm con chim mẹ.
Vào giai đoạn này, quý vị gia chủ để môi trường ẩm bình thường cho chim con dù mưa hay nắng. Chừng nào dụ được vài trăm con yến trở lên thì dùng độ ẩm cho nó làm tổ thật đẹp, thật nhanh, thật to để đẻ. Còn dùng độ ẩm bao nhiêu, giá trị bao nhiêu thì liên hệ Hưng để tư vấn kỹ hơn
4) Nhiệt
Có những nhà yến cực kỳ đẹp nhưng khi Hưng bước vào rất lạnh như 1 khách sạn 5 sao cho nên chim con không vào làm tổ mà quên mất rằng vai trò nhà yến trong giai đoạn đầu là dụ chim yến non. Quý vị có thể chỉnh lại nhiệt cho nhà yến lúc này để hạn chế sai lầm thất bại lúc đầu.
5) Khí
Dẫn khí trong nhà yến vô cùng quan trọng. Thường các nhà yến khi xây phải tuân thủ bản vẽ thiết kế bố trí thông tầng để đạt được vận khí tốt nhất. Phải cân khí sao cho hiệu quả để chim vào một cách dễ dàng. Phần lớn nhà yến đa số áp dụng thông hơi xung quanh tường để tạo hiệu quả với chi phí thấp lúc xây nhà yến.
Yếu tố sai ở khí thường vi phạm là lỗi thiết kế lúc xây và bố trí các phòng sao cho hiệu quả. Lỗi này rất nghiêm trọng nếu sửa sẽ không thể sửa được còn sửa được thì chi phí lại rất cao và tốn thời gian công sức
6) Sáng
Ở đây, Hưng không để cập đến đơn vị ánh sáng ở đây. Vì sẽ rất khó hiểu. Cứ hiểu rằng mỗi tầng của nhà độ sáng sẽ khác nhau và độ sáng sẽ giảm dần theo các tầng. Chim yến không thích nhà yến sáng mà chỉ vừa đủ tối. Nhà yến mà sáng quá sẽ thất bại. Vấn đề này có thể được giải quyết khi nhờ các chuyên gia tư vấn tinh chỉnh lại 1 chút cho nhà yến của mình là được
7) Âm
Rất nhiều anh em kỹ thuật, gia chủ sai lầm. Phòng máy phức tạp rất đủ mọi thứ loa phóng, loa dẫn, loa ru, amply đủ các kiểu thì sẽ dụ được yến. Tốn tiền hàng trăm triệu để mua thiết bị loa phát âm. Đặc biệt, các chủ đầu tư là bà con lại có suy nghĩ do âm yến có vấn đề hoặc không đúng âm lại đi mua âm yến không suy xét lến vài triệu đồng là nhẹ có khi lên đến mấy chục triệu, hàng trăm triệu đang rao bán trên mạng. Thực tế, Hưng cũng thấy có người bán âm lên đến 500 triệu trên online. Một con số không tưởng mà Hưng chưa bao giờ dám nghĩ.
Thật sự không như mọi người nghĩ nó khó hay là bí mật gì, các gia chủ chú ý khi phát loa dụ yến thì nên đồng bộ loa trước khi đồng bộ âm. Dùng loa cửa, loa dẫn trên cùng 1 Amply. Tính đồng bộ là yếu tố hàng đầu. Máy móc thiết bị nhiều chưa chắc là dụ được yến. Không hiện đại như quý vị nghĩ là hiện đại mà ngược lại là hại điện. Còn các yếu tố kỹ thuật khác thì Hưng sẽ tư vấn miễn phí cho quý vị qua số HOTLINE trên website
Hưng chỉ mong muốn anh em mua bán âm hay thiết bị hãy nghĩ đến chủ đầu tư một tí. Họ bỏ tiền ra mua thì cũng nên tư vấn kỹ cho họ có kiến thức và chi phí vừa phải túi tiền khi mua. Tránh cho nhà yến họ thất bại rồi quay lại sang trách người bán chân chính
Qua bài viết trên, Hưng luôn thực tâm muốn mọi người đóng góp ý kiến đúng sai cho tài liệu quý báu này để Hưng ngày càng hoàn thiện nhiều bài viết hay đóng góp cho cộng đồng yến Việt Nam mình ngày càng phát triển sau này
Nguồn Hunggoiyen/Longkeo