Tưởng chừng nghề nuôi yến trong 3 năm đổ lại đây đang là nghề hốt bạc như một số anh em trong giới nói lẫn các hội facebook, youtube, website, diễn đàn đang thảo luận rất sôi nổi. Canh bạc nghề yến từ đó bắt đầu xuất hiện vì phần thắng thua phụ thuộc vào quá nhiều tố hên xuôi nếu thực sự không có kiến thức trong lĩnh vực này.
Sự thật canh bạc nghề yến
Giá trị của tổ yến thật sự rất hấp dẫn trên thị trường do giá thành rất cao từ 23 đến 30 triệu/kg yến thô còn yến tinh có kèm thương hiệu có thể lên gần gấp đôi. Vì vậy nghề này đang xem là nghề hái tiền rất HOT trong mảng nông nghiệp nước nhà.
Tất nhiên bên cạnh người nuôi yến thành công cũng sẽ có người nuôi yến thất bại do việc chưa hiểu về nghề này. Nghề nuôi chim yến luôn chứa đựng những nguy cơ rủi ro khó cao xuất phát bắt nguồn từ sự không am hiểu nó, liều mạng coi đây là một trò chơi “Được ăn cả, ngã về không”
Chi phí công xây dựng nhà yến thô hiện nay bình quân trên thị trường 2,5 đến 3 triệu đồng/m2 chưa tính phần cọc móng kèm thêm những chi phí phát sinh kỹ thuật, thiết bị nuôi yến khi xây dựng công trình.
⚡⚡ Xem thêm : Chi phí xây nhà yến
Sau khi bỏ tiền hàng trăm triệu cho đến vài tỷ để xây nhà nuôi yến, hàng tháng chủ nhà yến phải tốn thêm khoảng 800.000 đến 1 triệu đồng cho chi phí điện, nước. Mặt khác, bạn phải trả thêm tiền thuê nhân sự vận hành, bảo vệ nhà yến từ 5 đến 6 triệu đồng/nhà tại địa phương. Đây chỉ là chi phí đối với những hộ nằm trong quy hoạch vùng nuôi yến và được cấp phép nuôi yến.
Số tiền bỏ ra rất lớn thật nhưng câu chuyện là chủ đầu tư như bạn có thể thu hồi vốn trong bao nhiêu năm cũng có được lợi nhuận cao từ nguồn thu bán yến được hay không lại là câu chuyện khác. Thế mình luôn khuyên các bạn đang đầu tư vào ngày này thì nên xem video tài chính nhà yến này để có cái nhìn tổng quan trước khi đầu tư vào
Qua thực tế khảo sát, nhiều người nuôi chim yến Việt Nam mặc dù không hiểu rõ bản chất, quy luật sinh sống của đàn yến nhưng vẫn thuê người ngoài đến các tỉnh khu vực mình như Cần Giờ, Rạch Giá, Phan Thiết, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Bình Định, Ninh Thuận… để xây nhà. Do đam mê chim hay quá kỳ vọng vào ngành này với lợi nhuận đem lại quá lớn, nhiều bà con không có đủ vốn đã đi vay mượn hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà nuôi chim yến.
Mình đã chứng kiến 1 gia đình nuôi yến thất bại do bu theo phong trào với số tiền đi vay yến lên tới gần 800 triệu đồng, cộng thêm gánh phần chi phí hàng năm lên tới tới gần trăm triệu đồng để duy trì nhà yến hoạt động. Còn 1 hoàn cảnh nữa là một số bà con lại không biết pháp lý có được nuôi yến vùng đó không rồi tự xây nhà nuôi yến theo lý mình. Hậu quả, “Canh bạc nghề yến“ thành “Canh bạc cuộc đời” làm cho gia đình ly tán, nợ nần chồng chất bán đi miếng đất cuối cùng của mình.
⚡⚡ Xem thêm : Luật cấm nuôi yến
Những người có kinh nghiệm nhiều năm đi trước đều cho rằng, muốn thu hoạch được thì nhà yến phải phải đưa vào hoạt đồng ít nhất trên 2 năm. Cho nên, những người nào trước khi nuôi chim yến cần tính toán kỹ đến vấn đề tài chính hạn chế rủi ro cũng như có nguồn tiền ổn định. Bởi đây là một nghề mà thành công gần như hoàn toàn phụ thuộc vào việc yến có tập trung về làm tổ hay không. Hiệu quả kinh tế cao khi hội đủ các yếu tố thuận lợi kèm sự may mắn có tính toán. Ngược lại nghề nuôi yến sẽ làm bạn lâm vào phá sản nợ nần như câu chuyện của mình đã gặp ở một số hộ gia đình khi bước vào lần đầu.
Đầu tư nhà yến bắt đầu từ đâu
Kiến thức được mình chia sẻ cho những người mới bắt đầu. Các bạn nên am hiểu thêm thông qua video do mình trình bày để quản trị rủi ro và cách phòng tránh khi bước vào
Song hành đó, các bạn cũng nên tham khảo thêm vài cuốn sách tự đọc cùng với những đàn anh đi trước có kinh nghiệm thực chiến
Hoặc quý vị có thể liên hệ số HOTLINE của web bên mình để hiểu rõ hơn cơ hội tiềm năng lẫn thách thức để tránh trường mình rơi vào tình trạng kẻ thành người bại dựa vào yếu tố hên xuôi khá nhiều như bài canh bạc nghề yến này đã đề cập
Nguồn Long KEO