Sự sinh trưởng của chim Yến non

Chim yến,1 loài chim có lợi với mùa màng vì đặc tính của chim yến là tự đi kiếm ăn ở ngoài thiên nhiên và  thức ăn chính của nó là các loại côn trùng. Hơn nữa, với sự khác biệt khi những tổ chim yến xây nên từ nước bọt của chúng, những tổ yến này sau khi chim bố mẹ đẻ trứng và ấp trứng cho chim non nở ra, khi chim yến non dần trưởng thành và bay đi thì những tổ yến này sẽ được thu hoạch và là món quà có ý nghĩa với sức khỏe con người chúng ta. Nên ngoài là một loài chim có lợi cho mùa màng, chim yến còn là loài chim mang lại giá trị kinh tế cao!

Và có bạn nào đang thắc mắc về quá trình trưởng thành của 1 chú chim yến non không? Hôm nay hãy cùng LoveNest  tìm hiểu quá trình trưởng thành của 1 chú chim non là như thế nào.

Sự sinh trưởng của chim Yến non

1. Quá trình sinh trưởng của chim yến non từ lúc mới sinh cho tới lúc rời tổ

Chim yến ở Việt Nam chủ yếu là lòai chim yến hàng hay chim yến tổ trắng.

Sau 11 ngày được ấp bởi chim mẹ, tim phôi trứng đã được hình thành. Tới ngày 15 thì tim và phổi đã hoạt động thực sự mạnh mẽ. Quá trình sinh trưởng của chúng như sau:

  • Mới nở : Da có màu hồng nhạt, còn nhăn nheo. Mắt chúng chưa mở và toàn thân trần trụi chưa có lông.
  • Ngày tuổi thứ 2 : Da hồng nhạt thịt căng, bụng no tròn.
  • Ngày thứ 4 : Xuất hiện mần lông đen dưới da.
  • Ngày thứ 8 : Ở mép cánh và đuôi bắt đầu xuất hiện gai lông.
  • Ngày thứ 9 : Ống lông cánh sơ cấp đã xuất hiện.
  • Ngày thứ 13: Lông mọc rõ nhiều khắp vùng cơ thể, phiến lông màu đen mọc lên ở vùng đuôi và lưng.
  • Ngày thứ 14 : Phiến lông và chớp àu đen đã mọc thêm vào cánh và có lông bao cánh.
  • Ngày thứ 17 : Phiến lông giờ đã mọc nhiều khắp cơ thể.
  • Ngày thứ 22 : Phiến lông cánh đã mọc dài bằng lông bao cánh.
  • Ngày thứ 28: Lông cánh giờ đã mọc hoàn chỉnh.
  • Ngày thứ 32: Lông đuôi ngoài giờ đã phát triển hoàn chỉnh.
  • Ngày thứ 37: Lông đuôi thứ 2 và lông cánh sơ cấp thứ 7 đã mọc hoàn chỉnh.

Chim yến rời tổ vào khoảng ngày thứ 41 tới ngày thứ 43 sau khi sinh. Khi đó chúng có trọng lượng từ 13,7 – 14,2 gram.

“Hình ảnh những chú chim  yến đang chao lượn trên bầu trời “<

2. Sự khác biệt giữa lứa chim yến non đầu và lứa chim thứ 2

Ở lứa đẻ đầu tiên thì chim non thường rời tổ vào ngày thứ 43 nhưng ở lứa thứ 2 thì chậm hơn – vào khoảng 45-47 ngày. Lứa sau rời tổ chậm hơn nhưng có trọng lượng nhỉnh hơn ( từ 14,4 – 14,7 gram). Lý do lứa thứ 2 rời tổ muộn hơn là do chất lượng lứa để sau thấp hơn lứa đầu cũng như chất lượng thức ăn giảm do chim bố mẹ sắp hết tuyến nước bọt.  Trong lượng nặng hơn là do lứa thứ 2 ở lại tổ lâu hơn nên được ăn nhiều mồi hơn.

LoveNest hy vọng với những chia sẻ khá thú vị ở trên sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về sự trưởng thành của những chú chim yến non và hiểu thêm về một loài chim nhỏ nhắn hàng ngày tạo nên những tổ yến mà một trong số các bạn đang dùng cho việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của mình!

Bài liên quan : “Chim yến: Loài chim đặc biệt và mang lại giá trị cao”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Youtube Hưng Gọi Yến và PimiraYoutube
Zalo Nghề Gọi YếnNhóm nhà yến
zalo người có tâm yến có tầmNhóm sơ chế