Trước sự cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu yến trong nước và quốc tế ngày càng tăng cao vì nhận thức của thị trường tới công dụng tổ yến ngày càng sâu rộng và phổ thông hơn. Đó là một tín hiệu rất tích cực cho thị trường yến. Thế nhưng nếu chỉ dựa vào tiềm năng thị trường mà nhảy vào đầu tư thì khá là vội vàng. Sau đây là một số vấn đề Hưng xin chia sẻ để các chủ đầu tư mới mình nghiên cứu kỹ càng trước khi ra quyết định đầu tư vào nghề gọi yến nhé
Nghề Gọi Yến cạnh tranh về đàn ngày càng gay gắt
Hiện nay, có nhiều yếu tố làm cho nghề gọi yến ngày càng cạnh tranh đàn khốc liệt. Bản chất của nghề này là tranh dành chim từ các nhà khác qua nhà mình thế nên bản chất các nhà yến là đang cạnh tranh với nhau. Sau đây là 1 số lý do mà theo Hưng thấy nó đang làm cho nghề gọi yến ngày càng thiếu đi sự hấp dẫn của nó so với 5 mười năm trước
1) Nhà nuôi yến xây mới với tốc độ chóng mặt
Điều này chắc Hưng cũng không cần phải chứng minh vì nó quá rõ ràng. Chỉ cần lượn 1 vòng ở khu vực của bạn là bạn đã cảm nhận được tốc độ tăng trưởng nhà yến kinh khủng như thế nào
2) Môi trường sống chim yến ngày càng khắc nghiệt
Những anh em chủ nhà yến thành công chắc sẽ có cùng cảm giác với Hưng đó đó tốc độ sinh sản của chim yến ngày nay bị giảm và thay đổi rất nhiều so với nhiều năm trước. Mà yếu tố tác động tới vòng đời sinh sản của chim yến chắc có thể tới từ nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên. Điều kiện môi trường sống choc him yến ngày càng khắc nghiệt.
Hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học đánh giá được tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển đàn yến nhưng với cảm quan nghề cá nhân Hưng thì Hưng thấy tín hiệu tiêu cực nhiều hơn là tích cực
3) Nạn săn bắt chim
Đây là vấn đề nhức nhối nhất của nghề yến, vấn đề này chắc chắn sẽ còn kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn. Nó chỉ có thể giảm nếu thị trường thật sự có được 1 tổ chức biết thực hiện các chiến dịch ở tầm vĩ mô mới có thể giải quyết được triệt để. Trong bối cảnh người nghèo ngày càng nghèo và khó kiếm sống thì nghề bắt yến chắc chắn sẽ ngày càng tăng vì quá dễ thực hiện
Có vô số nhà yến thành công tưởng chừng mỗi năm chỉ có thể tăng đàn thế nhưng hiện nay qua một mùa đã giảm đàn có khi tới 30% sản lượng hiện có của nhà. Chim mà bỏ tổ với số lượng lớn và hàng loạt thì chỉ có lý do tới từ nạn bắt chim yến
4) Số lượng nhà yến thất bại lớn
Tỷ lệ nhà yến thành công theo như cá nhân Hưng quan sát chắc phải 20 nhà xây mới thì chỉ 1 nhà thành công là trên 50 tổ 1 năm. Tỷ lệ chính xác thì không thể đánh giá được. Nếu chủ đầu tư mới đang tìm hiểu tiềm năng thị trường nghề yến thì cần phải đi khảo sát thực thế kỹ hơn để có thể đánh giá rủi ro đầu tư nhé. Hãy tự mình nghiên cứu và cảm nhận, đừng nhìn vào sự thành công bề ngoài của bất kỳ ai để hy vọng mình cũng sẽ được như họ nhé.
Vậy có nên đầu tư xây nhà yến nữa hay không ?
Nếu bạn hỏi Hưng cho ý kiến cá nhân thì theo Hưng là không nên đầu tư xây mới nữa mà tập trung cải tạo các nhà yến đang thất bại để tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có, từ đó tiết kiệm tiền bạc cho đất nước hơn. Nếu bạn vẫn muốn làm thì Hưng xin tư vấn 1 số điểm để bạn xem xét giảm thiểu rủi ro đầu tư của mình nhé
1) Tận dụng nhà có sẵn của bạn cải tạo lại
Nếu bạn đã có 1 ngôi nhà cao tầng ở khu vực có chim yến, bạn nên ưu tiên cải tạo tầng trên cùng với diện tích nhỏ nhất có thể (30m2 là đã có thể dẫn dụ chim yến về ở rồi) để làm quen với kỹ thuật gọi yến. Nếu có thất bại thì đổi lại làm nhà ở vẫn rất là nhẹ nhàng. Còn nếu bạn học được kỹ thuật tốt làm cho nhà yến thành công thì sẽ mở rộng dần ra thêm. Lúc đó rủi ro gần như đã được kiểm soát rồi bạn sẽ không còn phải lo lắng nhiều nữa
2) Tự nghiên cứu kỹ thuật dụ yến
Các chủ nhà yến thành công hiện nay theo Hưng thấy là những người tự nhào vào học nghề tự mày mò học từ những thất bại nhỏ mà đi lên. Còn nếu bạn đầu tư nhà yến mà bạn không tự làm thì bạn cần góp vốn với 1 người yêu nghề này và sẵn sàng nhào vào nghiên cứu sai và sửa. Người này sẽ ăn lương cố định và hoa hồng theo sản lượng trong tương lai tuỳ theo thoả thuận giữa bạn và họ
3) Hợp tác chia sẻ rủi ro với kỹ thuật giỏi
Nếu bạn tin tưởng 1 kỹ thuật viên nào đó thì tốt nhất nên ký hợp đồng chặt chẽ với họ. Hợp đồng cần liệt kê rõ trách nhiệm và quyền lợi của kỹ thuật viên dựa vào kết quả cuối cùng
– Nếu không đạt được tổng đàn cuối cùng thì kỹ thuật viên có phải hoàn trả lại tiền thiết bị và thu hồi thiết bị về hay không?
– Nếu không đạt được tổng đàn thì kỹ thuật viên sẽ chịu những thiệt hại gì về mặt chi phí? Ví dụ như chi phí vận hành, chi phí tạo mùi…
– Nếu đạt được tổng đàn và còn vượt kpi theo các mốc khác nhau thì kỹ thuật viên sẽ được hưởng lợi ích gì
Tất nhiên nếu kỹ thuật viên đủ giỏi đủ tự tin thì họ sẽ chấp nhận rủi ro chi phí để nhận được quyền lợi lớn và lâu dài theo nhà yến. Nếu gặp kỹ thuật đủ giỏi theo Hưng thấy chủ đầu tư nên đưa ra Kpi dựa vào tốc độ tăng tổ yến hằng năm và chia sẻ doanh thu với người kỹ thuật này. Tất nhiên kỹ thuật giỏi sẽ rất thích được hưởng lợi nhuận lâu dài trên 1 nhà yến và họ không sợ mất kỹ thuật tâm huyết của mình nghiên cứu
Hưng sẽ chia sẻ 1 bài viết về cách ký hợp đồng giữa chủ nhà yến và kỹ thuật viên mà đôi bên đều có lợi và giảm thiểu rủi ro tối đa cho chủ đầu tư
4) Mua lại nhà yến thất bại cải tạo lại
Hiện nay số lượng nhà yến thất bại rao bán lại rất nhiều, các chủ đầu tư mới có thể nghiên cứu thêm hướng này thử xem có phù hợp hay không. Tất nhiên việc mua lại nhà yến thất bại cũng có rất nhiều cái cần tính toán rất nhiêu khê. Nhưng nó cũng là một hướng cần tham khảo
Trước khi các bạn làm nhà yến, các bạn tham khảo thêm 2 bài viết sau :
📁 Đầu tư nhà yến bao lâu thu hồi vốn
Và các bạn có thể nhận tài liệu miễn phí cũng như kinh nghiệm của các thành viên đã từng xây nhà yến thành công lẫn thất bại tại 2 cộng đồng ở dưới :