Thiết kế xây dựng phần thô luôn là một trong những bước đầu tiên hết sức quan trọng có thể coi đây là nền móng đầu tiên tạo nên sự thành công của nhà yến sau này. Xây dựng phần thô đúng quy cách, kỹ thuật và phù hợp giúp:
- Nhà yến có thiết kế kết cấu phù hợp cho sự phát triển lâu dài, nhất là sau 1,2 năm chim bắt đầu tăng đàn mạnh mẽ
- Hạn chế được những hư hải khi nhà yến đi vào hoạt động như: dột, thấm, nóng nực…
- Tiết kiệm chi phí khi được đầu tư vật liệu tốt, kỹ thuật xây dựng cao, ngay từ ban đầu thì chi phí sửa chữa rất ít.
Bài viết này mình sẽ bật mí về thiết kế xây dựng nhà yến (Phần 1) những điều các bạn cần quan tâm nhé :
Cấu trúc đà tổ ảnh hưởng tới thiết kế như thế nào
Như các bạn đã biết hiện nay trên thị trường khá đa dạng về loại vật liệu dùng làm đà tổ trong nhà yến như đà gỗ, đà đá và đà bê tông. Nhưng các bạn sẽ dựa theo tiêu chí như thế nào để các bạn có thể lựa chọn cho mình được loại đà tốt mà không phải lo lắng về việc phải bảo quản, thay thế. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tư vấn nuôi yến, mình chia sẻ với các bạn các loại đà để các bạn có thể dựa vào để lựa chọn nhé.
+ Đà gỗ làm đà tổ : Loại này dễ thi công thời gian thi công cũng nhanh hơn. nhưng loại đà này bạn sẽ phải suy nghĩ đến việc phải dùng hóa chất để xịt lên đà để đà không bị nấm mốc, mối mọt làm hỏng đà và chắc chắn một điều tổ yến khi đưa ra thị trường sẽ bị nhiễm độc. + Đà đá làm đà tổ : Loại đà này thi công sẽ khó khăn tốn nhiều công hơn rất nhiều so với đà gỗ, nhưng bạn sẽ không phải dùng hóa chất để bảo quản đà, nhưng loại đà này thì khi bạn thi công được thời gian các ty của đà sẽ rỉ và làm rớt các lam đá xuống. nguy hiểm cho chính bản thân bạn + Đà bê tông làm đà tổ : Loại đà đặc biệt này nếu bạn dùng đúng mác bê tông và kết nối trực tiếp với sàn như đà đa tầng pyramid thì chắc chắn bạn không phải suy nghĩ việc sử dụng hóa chất để xịt lên đà tổ, không gian chứa đàn được tối ưu, thi công đơn giản hơn, và chi phí đầu tư đúng cách chỉ một lần mà công trình có thể giúp các bạn kéo dài lên đến 50 – 60 năm. để hiểu được giá trị đà đa tầng pyramid mang lại cho các bạn như thế nào các bạn xem video phân tích giá trị đà tổ pyramid nhé. Bên cạnh đó, có các loại đà bê tông không tiếp xúc với sàn như đà thanh lam bê tông hàn trên thanh sắt, đà bê tòn dán trực tiếp trên đà như đà đá Video thực về đà tổ nhà yến Pyramid đem lại giá trị khủng cho đầu tư như thế nào : Sáng chế đà bê tông đa tầng Pyramid cho nhà nuôi yến 👉👉 Xem thêm : ĐÀ BÊ TÔNG PYRAMID 👈👈 Đường bay quan trọng nhất trong nhà yến là đường lượn vòng và lên xuống. Hai đường bay này ước tính khoảng cách 2m, vì vậy phòng phải có kích thước trên 2m. Đường lượn từ sân vào lỗ ra vào sau đó sẽ hướng chim bay cùng hướng. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một số dạng thông tầng kiểm soát đường bay để các bạn được hiểu rõ hơn nhé: + Ưu điểm : chim vào các tầng nhanh hơn dễ dàng hơn, có khoảng không gian rộng để chim bay lượn với những nhà có kích thước lớn trên 25m. + Nhược điểm : Tốn diện tích, và các nhà có kích thước nhỏ hơn áp dụng kiểu này sẽ phí không gian để chim làm tổ. Giá trị đầu tư cho kiểu thông tầng thẳng này sẽ cao so với diện tích nhà lớn trên 25m.
+ Ưu điểm : Giúp chim yến dễ dàng di chuyển giữa các tầng của nhà yến Có luồng ánh sáng theo đường thẳng từ tầng thấp nhất đến miệng lỗ. Đối với nhà kích thước dưới 25m là ổn, giảm được chi phí đầu tư phòng lượn
Với dạng thông tầng theo so le giúp cho các bạn tiết kiệm được không gian, giảm được ánh sáng, khi chim bay vào cảm thấy an toàn hơn, chi phí đầu tư thấp, không gian làm tổ cho chim được tăng lên kết hợp đó bạn lựa chọn được loại đà tối ưu nhất sẽ giúp các bạn rất nhiều về chi phí đầu tư, bạn có thể lựa chọn kiến trúc nhà yến theo dạng nhà pyramid, dạng nhà này giúp bạn tối ưu được không gian mà các bạn mong muốn. Với dạng thông tầng zic zắc này thì chim bay vào trong nhà yến phải đi từ đầu nhà đến cuối nhà và bay xuống tầng dưới và bay ngược lại về đầu nhà thì mới xuống được tầng trết. với cấu trúc thông tầng này thì để chim xuống tới tầng trệt để làm tổ sẽ rất khó khăn. thường thì chim yến sẽ chỉ làm ở tầng 1 và tầng 2 mà thôi. Để đón đầu xu hướng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng để nâng cao giá trị của sản phẩm thì đòi hỏi các bạn phải chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất để khi xu hướng này phát triển các bạn có cơ hội để tiếp cận nó một cách thuận lợi nhất. và để chuẩn bị tốt khi các bạn bắt đầu xây dựng nhà yến các bạn cần quan tâm phòng máy cần phải rộng và khép kín đặc biệt cần có các cửa kiên cố vững chắc. vì truy xuất nguồn gốc đòi hỏi các thông số và vị trí rõ ràng, không có chỗ cho các hàng giả, hàng kém chất lượng lọt vào được bởi quy trình được khép kín. Phòng máy cần rộng để các bạn có thể đặt một cái bàn trong phòng máy phục vụ cho việc số hóa các tổ yến khi được hái trong nhà yến ra. và để hiểu rõ xu thế về truy xuất nguồn gốc sản phẩm các bạn theo dõi qua video nhé. Vùng nuôi chim yến nên là vùng nóng có nhiệt độ trung bình trên 270C và vùng nhiệt độ thấp (dưới 260C), nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày là quan trọng nhất trong môi trường sống vĩ mô của yến dò ở cao nguyên, đồng bằng, vùng nóng, vùng trung gian hay vùng lạnh. Chú ý dù có ở vùng khí hậu nóng (trên 27 độ C) hay vùng khí hậu lạnh (dưới 26 độ C) thì kết cấu nhà yến cần đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến đạt mức tiêu chuẩn từ 27 độ C đến 290 độ C . Vùng trung gian và vùng nhiệt độ biến động nhiều thì cần có sự tính toán kỹ càng trong kết cấu xây dựng, nêu không, theo thời gian không những yến không tăng đàn mà còn giảm số lượng đáng kể. Vì vậy, lúc thiết kế xây dựng nhà yến nên bố trí không gian và lắp dặt các thiết bị sao cho phù hợp giữ được không khí lưu thông và nhiệt độ trong nhà. Bài viết “Bí mất thiết kế xây dựng nhà yến” có gì sơ sót mong các bạn đóng góp ý kiến thêm để tối ưu hơn cho người trong ngành lẫn ngoài ngành dễ hiểu hơn Nguồn ChínhLựa chọn cấu trúc đường bay trong nhà yến
1/ Cấu trúc thông tầng
a) Thông tầng thẳng
b) Thông tầng chéo
c) Thông tầng so le
d) Thông tầng zic zắc
2/ Cấu trúc ngăn phòng
Thiết kế phòng máy đón đầu truy xuất
Khí hậu ảnh hưởng tới thiết kế xây dựng nhà yến