Tâm lý anh em kỹ thuật dẫn dụ yến cho rằng chủ đầu tư nhà cần gì biết chi nhiều thứ. Hãy để vấn đề đó cho các kỹ thuật lo. Trên thực tế ít ai thấy ngược lại lo lắng cho chủ đầu tư. Có ai biết rằng chủ đầu tư thật sự vất vả tiết kiếm dành một số tiền cả đời mới có được để làm cho mình một nhà nuôi yến nếu chưa nói đến chủ đầu tư khá giả không bận tâm
Tiền họ bỏ ra thì họ có quyền được hỏi và có quyền được biết thông tin trong khả năng của họ. Thật sự, tâm lý mọi chủ đầu tư chưa biết gì đều như tôi giai đoạn đầu đều có nhiều mối lo sợ đó chính là
- Nỗi sợ tâm lý
- Nỗi sợ thua lỗ
- Nỗi sợ không có chim
- Nỗi sợ không gặp đúng kỹ thuật dụ yến có tâm
- Không biết thị trường có cần yến không
Tất nhiên các mối lo gánh nặng ai cũng phải có khi mới bước chân vào nghề nuôi yến này. Nỗi sợ đó đều đến từ những rủi ro bất ngờ xây nhà yến đưa đến thất bại được che giấu bấy lâu nay từ chính lợi nhuận sinh hàng tỷ đồng ra giữa các bên liên quan như các bên tư vấn dẫn dụ yến, thi công xây dựng nhà yến, cung cấp thiết bị v.v….
Muốn biết 5 rủi ro bất ngờ trước khi xây nhà yến gặp phải nên tham khảo :
📌 Rủi ro xây nhà yến chọn sai vị trí vùng nuôi
Phải chăng nỗi sợ không có chim xuất phát ngay từ đây không nhỉ. Không phải cứ nghĩ rằng nơi nào cũng cho phép xây dựng nhà yến, nơi nào cũng có chim yến đến.
Ảnh thực tế trên 1 nhà yến ở Bà Rịa Vũng Tàu
Nhìn toàn diện mọi khía cạnh kiến thức có được, rủi ro mọi người gặp phải vẫn thường gặp trong khâu chọn địa điểm xây nhà yến :
- Khu vực đó không có chim yến
- Môi trường sinh cảnh có thật sự thuận lợi chưa như khí hậu, thời tiết, ao, hồ, sông nước và nguồn thức ăn
- Môi trường ở đó thật sự có ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại như khu công nghiệp, các nguồn ô nhiễm đến từ con người
- Vị trí xây nhà yến có nền đất không ổn định
- Địa điểm xây dựng nhà yến nằm trong vùng có khu vực thiên tai như bão, lũ, nước ngập
- Vì trí gần khu dân cư đông đúc hoặc chưa được cấp phép vùng nuôi yến trên địa bàn địa phương
- Vị trí nhà nuôi yến không ở gần nguồn internet, điện, nước, đường giao thông
- Nhà yến nằm cạnh khu vực có tính cạnh tranh quá nhiều dẫn đến chậm chim
- …….
Các rủi ro xây nhà yến trong giai đoạn chọn vị trí có thể giải quyết được bằng cách khảo sát vùng nuôi yến nơi đó qua những các thông tin rủi ro trên. Nhằm tránh tình trạng bị dẫn dắt, tốn tiền chi phí quá nhiều trong khảo sát từ một số anh em kỹ thuật viên không có tâm. Người đầu tư có thể tự khảo sát chọn địa điểm nuôi yến cho mình bằng nhiều cách khác nhau qua bài chia sẻ dưới
💡 Bật mí chọn địa điểm nuôi yến thành công
Tâm lý nhanh bỏ qua giai đoạn khảo sát sẽ tiềm ẩn rủi ro về sau. Không nên đốt cháy giai đoạn này nhé. Một vài mẹo nhỏ được một số chủ nhà yến như anh Đỗ Tuấn Hưng đã có lâu đài tổ yến thành công, anh em kỹ thuật viên dụ yến trên Facebook chia sẻ
Nguồn Facebook – Hội những người nuôi chim yến
Nội dung kinh nghiệm chủ nhà yến mới xây :
- Anh Đỗ Tuấn Hưng : Yêu cầu số một …. Chỗ đó phải có yến, Trừ phá Bắc và
- Anh Đỗ Tuấn Hưng : Có nhiều thì không cần test cũng thấy chim chơi trong ngày. Ít thì tét âm định dùng cũng tháy chim đến. Còn test bằng âm SOS thì bao chim đến. Kinh nghiệm Kinh nghiệm của 1 chủ nhà Yến mới xây á.
👨🏫 Rủi ro không xác định tài chính
Tưởng chừng chỉ quăng cục tiền vào thì xong việc. Xin đừng vì đam mê mù quáng đầu tư không suy nghĩ các bước tính toán chiến lược dài hạn. Vì nghề nuôi yến hiện nay không như nhiều năm trước trong 3 năm thu hồi vốn. Rủi ro nghề nuôi yến xuất hiện nhiều, quá trình thu hồi vốn có thể tới 5 đến 10 năm.
Cho nên xác định xây dựng nhà yến, chủ đầu tư phải kiên quyết lập kế hoạch tài chính lên danh sách các chi phí, số vốn mình bỏ ra kèm lợi nhuận mình mong muốn đạt được trong tương lai và có thể kiên trì chịu đựng theo đuổi trong khoản thời gian đó. Ví dụ tôi xin liệt kê một số tài chính đang quan tâm như
- Chi phí khảo sát nếu có
- Chi phí đất đai mua hoặc thuê nếu có
- Chi phí xây dựng nhà yến
- Chi phí vận hành bảo dưỡng nhà yến
- Chi phí vật tư thiết bại nhà yến
- Chi phí thủ tục pháp lý đăng ký nuôi yến
- Chi phí khấu hao từng năm
- Vốn của bạn có sẵn bao nhiêu
- Vốn vay bạn mượn đầu tư nếu có
- Lợi nhuận bạn đạt được sau khi bán tổ yến
- ….
👉 Xem thêm : Chi phí xây nhà yến bao nhiêu tiền ?
Nhiều khi, kể ra đã nhức đầu rồi nhỉ. Riêng tôi, mình chỉ khuyên chủ đầu tư nào đang dự định vay mượn xây nhà yến với số tiền kinh khủng thì hãy suy xét thật kỹ tầm quan trọng tài chính nhé. Ngoài ra, mình sẽ cho bạn 1 video youtube phân tích giải thích tài tổng quan tài chính dễ hiểu hơn trả lời cho các câu hỏi
- Nhà yến bao giờ thu hồi vốn ?
- Thế nào là nhà yến thành công ?
- Việc thu lợi từ nhà yến trả dòng tiền cho bạn thế nào ?
- Kèm các thông tin số liệu cụ thể khác
Chủ đầu tư nào chưa xây nhà yến hoặc đã xây cần tập tin TÀI CHÍNH NHÀ YẾN có thể vui lòng liên hệ qua số điện thoại 09089.205.605 kết bạn zalo gửi tài liệu : Website HƯNG GỌI YẾN Từ khâu thiết kế thi công xây dựng cho đến vận hành nhà yến không được quản lý chặt chẽ một cách khoa học sẽ xảy ra nhiều rủi ro không đáng có. Rủi ro không đáng có trong phần quản lý nhà yến đây là gì ? ▶ Khâu thiết kế thi công lắp đặt thiết bị, xây dựng nhà yến không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho chim ở như đà yến, lỗ thông tầng, v.v… ▶ Quy trình theo dõi các yếu tố âm, ẩm, sáng, nhiệt, mùi, khí, an toàn, v.v.. không có khoa học. Việc nôn nóng, lao vào nghe các thông tin chưa được kiểm chứng đưa vào nhà yến cũng là một rủi ro bất ngờ khá lớn chim yến sẽ bỏ đi. Các bạn nên chú ý ▶ Nạn săn bắt bẫy chim yến làm thịt, phóng sinh cho các chùa làm giảm suy kiệt nguồn chim yến ở khu vực đó. Rủi ro do ngoại cảnh từ con người lúc quản lý rất cần các bạn chung tay với nhau bảo vệ thông qua các hiệp hội, các nhóm hoặc cơ quan chức năng địa phương ▶ Sơ sót quản trị không chịu theo dõi kiểm tra sửa chữa và vận hành nhà yến phù hợp với môi trường sinh cảnh khi có yếu tố tác động khí hậu thời tiết. Trường hợp này thường rơi vào một số chủ nhà yến đã có yến nhưng say trong chiến thắng ▶ Quy trình thu hái tổ yến bừa bãi không theo khung giờ, theo mùa hoặc nhiều người đi ra vào trong nhà yến quá nhiều gây bất thường 👉 Xem cách : Thu hoạch tổ yến ▶ …. Điều cần chú ý hạn chế rủi ro liên quan nghề nuôi yến trên, chủ đầu tư cần có một quy trình quản lý chặt chẽ bằng sơ đồ theo dõi như bảng công việc hằng ngày của nhà yến cho các công đoạn. Khâu nào áp dụng công nghệ được thì áp dụng. Song hành đó, chủ đầu tư nên có thêm sự phối hợp tham gia từ các hội để đưa ra những giải pháp giảm thiểu tác động nguy cơ bên ngoài vào trong suốt thời gian nuôi yến. Thật tình mà nói, nghề nuôi yến bản chất vẫn là dẫn dụ yến nên có thể nói đây nghề dẫn dụ chim yến (Nghề gọi yến) mới đúng. Thời gian hoạt động của nhà yến dẫn dụ chim cho đến khi có tổ rất dài. Rất nhiều người đầu tư chưa trang bị cho mình các kiến thức cơ bản kỹ thuật, theo dõi, quan sát vận hành nhà nuôi yến. Vì nghề dẫn dụ yến trong nghề được xem như “CHIM TRỜI CÁ NƯỚC” được hiểu rằng của cải thiên nhiên ban tặng ai xơi thì xơi. Đấy là chuyện xưa, còn nay rủi ro xây nhà yến không có chim khá cao. Các yếu tố bất ngờ gặp phải không phải không có. 👉 Xem thêm : Kiến thức nghề nuôi yến Trang bị kiến thức cho chủ đầu tư không bao giờ thừa nếu kỹ thuật viên dẫn dụ yến ở xa không thể tư vấn chăm sóc cho bạn được. Mặt khác, giúp chủ đầu tư bớt đi nỗi sợ gặp phải những kỹ thuật viên không có tâm dẫn dắt bằng lời ngon mật ngọt đầu tư hàng tỷ đồng trong tay Chủ đầu tư cần nắm bắt 7 yếu tố đầu tiên, các anh em kỹ thuật Việt Nam sử dụng khi quan sát đó là Song hành đó, kinh nghiệm từ anh em chủ nhà yến đi trước ở địa phương đó. Tham gia vào các nhóm KTV gọi yến giỏi để nhận được những lời tư vấn tâm huyết thật tâm. Quan trọng không nên bỏ qua thái độ không ngừng học hỏi đi học ở các nơi khác một cách cần cù. Kiến thức gia tăng sự hiểu biết và giảm bớt rủi ro xây nhà yến xong rồi vận hành thất bại. Nỗi lo canh cánh nhiều người bán, cảnh tượng lặp lại vì có quá nhiều nhà yến cung cấp tổ yến làm mất giá. Rủi ro bất ngờ xây nhà yến xong và vận hành thời gian đến lúc đó có tổ yến lại bán không được, không thu hồi vốn về nhanh là lý do chủ đầu tư không dám mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực này. Trên thực tế, nhu cầu yến sào khá cao. Minh chứng rằng năm 2020 vì sao nhiều yến giả tràn lan không rõ xuất xứ được nhập từ Malaysia, Indonesia mang nhãn mác thương hiệu yến sào Khánh Hoà và yến sào có xuất xứ Việt Nam chiếm gần 60% đến 70% thị trường sau đó đem đi bán giá khá cao cho chinh người Việt Nam. Còn Yến Việt Nam chất lượng lại đi xuất khẩu duy nhất 1 thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và phục vụ nội địa số lượng nhỏ Nên nhớ, yến sào chỉ có 1 số khu vực quốc gia khu vực Đông Nam Á và 1 phần đảo Hải Nam nếu Trung Quốc thật sự muốn phát triển. Chim yến phát triển được phụ thuộc phần lớn vào điều kiện sinh cảnh phù hợp nên không phải bất kỳ nước nào trên thế giới nuôi yến được Các quốc gia khác chưa biết dinh dưỡng giá trị yến sào như một thực phẩm chức năng gia tăng sức khoẻ cho họ. Vì thế, phát triển thương hiệu hướng tầm quốc tế sẽ giải quyết bài toán khá lớn. Giá trị yến sào tương lai bản chất vẫn được coi trọng mặt hàng có giá trị cao đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm ➽ Thật hối tiếc nếu không xem xét 【Nguy cơ】 gặp phải ở các thông tin trên. Mọi lo lắng, trăn trở, thất bại tôi đã đều gặp phải. Quý vị có thể yên tâm. Phía công ty Hưng luôn đặt niềm tâm tư chủ đầu tư trước khi xây dựng 1 nhà yến bất kỳ nào. Mọi sự lo lo lắng và rủi ro xây nhà yến trước sau khi vận hành. Chúng tôi luôn có những quy trình, mục tiêu cụ thể rõ ràng cho từng giai đoạn để chủ nhà yến yên tâm trong suốt quá trình nuôi yến Bút ký – Long KEO Tiết kiệm chi phí, thời gian nuôi yến Ngoài tiền, các bạn rất cần có thêm một người tư vấn chuyên nghiệp như Hưng Pimira cho việc xây nhà yến đà bê tông Pyramid, cách vận hành, nâng cao kiến thức miễn phí v.v...📋 Tổ chức quản lý nhà yến thiếu chặt chẽ
📕 Không hiểu rõ kiến thức nghề dẫn dụ yến
💰 Thị trường tiêu thụ yến sào khó tiêu thụ
Khảo sát tư vấn gọi yến miễn phí