Hiện tại có nhiều nơi đã ra quy định luật cấm nuôi yến, gọi dẫn dụ chim yến, nếu quý vị đang chuẩn bị đầu tư thì cần tìm hiểu kỹ về pháp lý, quy định ở địa phương để xem nơi của quý vị đã cấm nuôi gọi yến rồi hay chưa.
Nếu đã có rồi thì theo lời khuyên của Hưng là quý vị tuyệt đối không nên làm những gì mà luật pháp đã cấm. Vì nó là một rủi ro rất lớn, các bạn có thể có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương hiện tại nhưng không chắc trong tương lai mối quan hệ đó vẫn tốt.
Mà nhà Yến là tài sản lâu năm, đến lúc nhà đang ổn chim thì bị bắt đập bỏ tháo dỡ thì vô cùng đáng tiếc
Làm sao tìm được quy định pháp luật cấm nuôi yến tại địa phương của bạn?
Bạn am hiểu gì về luật nuôi chim yến? Đầu tiên bạn cần đến ủy ban nhân dân tỉnh / huyện dò hỏi. Nếu có người quen thì vô cùng thuận lợi để tìm thông tin này. Thường thông tin này sẽ được công bố công khai theo quy định nhà nước.
Thế nhưng phép vua thua lệ làng, nên có nơi công bố công khai (người dân tiếp cận rất dễ, có nơi thì rất khó. Nếu không có người thân quen trong ủy ban thì quý vị cứ theo quy định nhà nước mà làm.
Tức nộp đơn yêu cầu trả lời khúc mắc bằng văn bản gửi theo đường bưu điện về cho ủy ban, nếu họ sau bao nhiêu ngày quy định mà không hồi đáp bạn có thể làm đơn khiếu nại.
Nếu bạn am hiểu và tự tin thực hành đúng pháp luật thì các cơ quan nhà nước sẽ vừa nể vừa sợ bạn. Đây là cách mà Hưng luôn thực hiện, nên bạn cứ tự tin nhé
Hãy hỏi và tham khảo pháp lý tại địa phương thật kỹ đừng làm liều những cái mà pháp luật đã cấm quý vị nhé
Nếu địa phương chưa cấm và cũng chưa quy hoạch vùng nuôi chim yến thì bạn phải làm gì?
Với trường hợp này bạn vẫn có thể xây nhà yến trên đất trồng lúa bình thường tuy nhiên bạn chỉ có thể xin giấy phép xây dưng nhà ở bình thường mà thôi.
Với trường hợp như thế này, bạn sẽ phải trông chờ tới một ngày nào đó chính quyền sẽ quy hoạch khu vực của bạn làm khu vực được dẫn dụ chim yến.
Lúc đó những ngôi nhà đã tồn tại và thành công sẽ được ưu tiên cấp phép trước. Nếu bạn muốn nuôi yên ở chung cư thì bạn cũng phải tìm hiểu luật nuôi yến trong khu dân cư nhé.
Chính vì điều này mà hiện nay nhiều người cũng có suy nghĩ cố gắng tranh thủ làm nhanh để đón gió cơ hội này
Nếu địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến và bạn nằm trong vùng đó thì bạn thực hiện các bước pháp lý như thế nào?
Đơn giản là bạn phải nghiêm túc giấy phép xây dựng nhà yến đàng hoàng. Bạn có thể dựa vào mối quan hệ để họ lơ đi cho bạn làm thế nhưng điều đó là cực kỳ rủi ro cho 1 dự án tiền tỷ và có giá trị rất lâu dài trong tương lai. Ai có thể nói trước được trong 50 năm tuổi thọ của nhà Yến, khi nhà Yến của bạn đã thành công thì không gặp bất kỳ vấn đề gì về mặt pháp lý. Thế nên bạn hãy chủ động bảo vệ mình trước khi đầu tư nhé để hiểu đầy đủ các pháp lý tổng thể liên quan đến nghề gọi yến quý vị có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây.
Xem thêm : ” Thủ tục xin giấy phép xây nhà nuôi yến mới nhất “
Luật cấm nuôi yến trong khu dân cư
Theo quan điểm của Hưng trong khu dân cư đông đúc, bạn không nên làm nhà Yến nữa :
- Lý do thứ nhất : Sẽ ảnh hưởng đến chòm xóm xung quanh.
- Lý do thứ : Chắc chắn các nhà trong khu dân cư sẽ không bao giờ được cấp phép nhà Yến mà có thể cho duy trì thôi (dạng vô thừa nhận). Mà những nhà không xin được giấy phép sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi về mặt pháp lý sau này. Vd như khi họ bắt buộc dỡ bỏ do quy hoạch hay sao đó, họ sẽ không bồi thường cho bạn 1 đồng nào đâu….
- Lý do thứ 3 : Các nhà yến trong khu dân cư hiện quá nhiều rồi, mà nghề này về vùng nông thôn khả năng cạnh tranh đàn mới cao và khả thi được.
Xây nhà yến trên đất trồng lúa
Hiện tại có nhiều người sở hữu đất nông nghiệp/đất trồng lúa muốn xây dựng nhà yến để tận dụng giá đất rẻ, thì hãy cẩn thận nhé.
Pháp luật quy định đất nông nghiệp hay đất trồng lúa là không được xây dựng bất kỳ công trình kiên cố nào trên đó đâu ạ, nhằm đảm bảo an ninh lương thực đất nước.
Nếu các bạn nhờ mối quan hệ mà nhắm mắt cho bạn xây dựng để nuôi yến, thì bạn hãy cẩn thận, nhà Yến của bạn trong tương lai có thể đang khai thác ổn định thì vì lý do nào đó.
Ví dụ như ghen ăn tức ở chẳng hạn, chính quyền bắt bạn phải phá bỏ thì vô cùng đáng tiếc. Đây là trường hợp mà Hưng đã gặp rồi bạn ạ.
Nên lời khuyên là nếu pháp luật chăn nuôi yến không cho thì đừng làm nhé. Xin đừng nhắm mắt làm liều mà hãy đi đúng trình tự pháp lý tránh trường hợp xây xong chim về thành công rồi thì bị phạt và đập bỏ chỉ vì ban đầu quá hời hợt về pháp lý
Để xây dựng nhà nuôi yến được bạn cần chuyển từ đất nông nghiệp lên đất trồng cây lâu năm rồi mới xin thổ cư rồi mới xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến.
Kỹ thuật chuyển đổi dễ hay khó thì nó tùy vào sự linh hoạt và lỏng lẻo của từng địa phương mà bạn muốn tìm hiểu thông qua các mối quan hệ, thông tin truyền thông v.v… mà bạn có được
Quy định về xây nhà yến ở Việt Nam:
Sau đây là 1 số văn bản pháp luật nhà nước ta đã công bố . Có thể thiếu vì chưa update kịp nên nếu bạn phát hiện thiếu thì góp ý cho Hưng nhé
Thông tư 35/ 2013 – TT-BNNPTNT
Nghị định 13/2020
Quy định xây nhà nuôi yến ở tỉnh: Mỗi tỉnh sẽ dựa vào quy định và nghị định chung bên trên để ban hành quy hoạch vùng nuôi yến hoặc cấm nuôi yến tùy theo sự linh hoạt của từng tỉnh. Vì thế quý vị cần liên hệ lên địa phương của mình để tìm được thông tin chính xác hơn
Xin chào! M muốn cây nhà yến cách khu công nghiệp khoảng 1km thì có sợ bị ảnh hưởng k ạ?